Chữa nứt nẻ tay, chân

Mùa đông đến có rất nhiều người các ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân nứt nẻ là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt.

Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.Có rất nhiều cách để giảm những khó chịu trên. Sau đây là một số bài thuốc có tác dụng để điều trị, áp dụng. Tuy nhiên phải tuỳ theo cơ địa, có thể mắc bệnh mạn tính hay không. để sử dụng bài thuốc an toàn và hiệu quả cần đến cơ sở đông y để bốc thuốc.

Bài 1: Bài thuốc dùng cho người, tay chân đau nhói, nóng bỏng do nứt nẻ, đau nhất là ban đêm đến nỗi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Cách dùng: Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g, sắc 3 vị trên, bỏ bã lấy nước dùng uống trước bữa ăn, ngày 3 lần. Dùng liên tục 15 ngày (một liệu trình), nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Uống liên tục 7- 8 liệu trình.

Bài 2: Bài thuốc dùng cho người có thể chất hơi khát, tay chân nứt nẻ đau nhói, nóng bỏng nhất là về đêm nên có khi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g. Cách bào chế và sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống trước bữa ăn, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 15 ngày (một liệu trình), nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Uống liên tục 7 liệu trình.

Bài 3: Da hơi khô, người gầy, vết nứt nói chung còn nông, đôi khi đau nhức, mùa đông nặng thêm, chất lưỡi nhợt, mạch tế (Mạch nhỏ yếu): Đương quy 10g, hà thủ ô 15g, quế chi 10g. bạch thược 10g, đại táo 10 trái, chích cam thao 4g. thục địa 15g. Dùng liên tục 15 ngày (một liệu trình), nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Uống liên tục 5 liệu trình.

Bài 5: Bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư bị hàn có nứt da, thích hợp cho những người tay chân hay bị lạnh, sinh chứng nẻ da, đôi khi nửa người dưới có cảm giác lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng: Đương quy, thược dược, quế chi, tế tận, ngô thù du, táo đỏ mỗi vị 9g; gừng tươi 250g; cam thảo, thông thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả vào ấm sắc chung, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc, uống trước bữa cơm 3 lần một ngày. Dùng liên tục 15 ngày (một liệu trình), nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Uống liên tục 8 liệu trình.

Bài 6: Dùng giấm rửa chân, sau đó lấy củ sen nghiền thành bột mịn đắp lên chỗ bị đau để chữa chứng nẻ chân, dùng bã rượu thêm nước rửa ngoài da, dùng giấm đun nóng ngâm, rửa ngoài da. Hoặc dùng nước sắc hoa tiêu ngâm chỗ bị đau để chữa chứng nứt nẻ da. Hiệu quả tốt khi mới mắc chứng nẻ da, chỉ mới có hiện tượng đỏ sưng ngứa.

Bài 7: Bệnh kéo dài vết nứt tương đối sâu, đau kịch liệt, chất lưỡi nhợt, mạch tế (mạch nhỏ, yếu): Bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo như sau: Đương quy 15g, thục địa 30g, hà thủ ô chế 15g, bạch thược10g, mạch môn đông 10g, hồng hoa 6g, đào nhân 10g, thuyền y 6g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang, liên tục 15 ngày (một liệu trình), nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Uống liên tục 7- 8 liệu trình.

Bác sĩ Trần Văn Thuấn